Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

TẬP TỤC ĐÓN TẾT CỦA CÁC DÂN TỘC NHƯ THẾ NÀO?

Tết nguyên đán là dịp mọi người quay quần bên gia đình, thưởng thức các món ăn truyền thống của nước ta, những ngày cuối năm người người sắm tết, nhà nhà trang trí đón tết, từ miền xuôi lên miền ngược, quà tặng tết đinh dậu mỗi dân tộc đều có những tết riêng của họ nhưng tết nguyên đán cũng quan trọng không kém. Họ cũng tất bật đón Tết qua những phiên chợ hay các khâu chuẩn bị đón tết. Hãy cùng tiềm hiểu các tập tục đón tết của một số đồng bào dân tộc ở nước ta nhé:
Người Mông:
                          
Họ chuẩn bị tết rất chu đáo và tươm tất, họ tự tay dệt áo, đan khăn và làm rất nhiều các loại bánh vừa để đón khách và cũng dùng dần, phiên chợ cuối cùng trong năm là dịp mọi người gặp gỡ hỏi thăm sức khỏe nhau, mua muối, thịt và áo quần mới cho trẻ con. Vào khoảnh khắc giao thừa người Mông chỉ mong bình an, gặp nhiều mau mắn, bội thu mùa màng. Những nghi lễ kiêng kị của họ trong dịp tết cũng rất khắc nghiệt. Mùng một Tết, người phụ nữ trong gia đình có thể dậy muộn nhưng không nên đi xông nhà ,nếu vào nhà người khác phải vào bằng cửa phụ.Người Mông coi trọng lửa và luôn đỏ bếp trong những ngày Tết. Họ không ưa thích những ai thổi vào bếp nhà mình bởi theo họ nếu có người thổi vào bếp hoặc làm tắt lửa thì năm tới cả gia đình họ sẽ gặp sóng gió, không may mắn.
Người Thái:
                               
Như các dân tộc khác, người thái cũng rất chú trọng lễ nghi đón tết, mâm cơm của họ bắt buộc phải có các món như  cơm mới, cá đồ, cá chua, cơm đồ xôi trộn con cá, chuột khô, thịt hươu, nai khô, cơm cốm, nhân sâm, măng khô,… mới gọi là tết. họ cúng tổ tiên từ ngày 25 tháng chạp tới mùng 5 tết của năm sau, các món bánh như bánh chưng , bành giày  Bánh chưng được gói thành hai loại đen và trắng. Để làm bánh chưng đen, dân bản đốt rơm lên, lấy tro giã lẫn gạo nếp rồi mới gói. Muốn bánh có màu đen đẹp bóng, ngay từ tháng 10 âm lịch, sau vụ gặt lúa mùa, người ta chọn nếp dẻo thơm nhất và rơm cọng to, có màu vàng ươm về cất sẵn. thông thường khi làm bánh họ thường cho thêm ít vừng xay nhuyễn để tăng mùi vị. còn một điểm nổi bật là họ hay đi lấy nước suối vào ngày mồng 1 vì theo cha ông nước mang lại may mắn, sự sống.. cũng giống như người Kinh người Thái kiêng mùng 1 không được cãi nhau, không được nói to, không uống nhiều rượu, không được quét nhà. Mùng 1 chỉ vui vẻ, không được khóc,... thì cả năm mới suôn sẻ làm ăn.
Người Mường:
                        
Tết nguyên đán là tết to nhất, quan trọng nhất với người mường, vào những ngày cuối năm họ làm tết bằng những mâm cơm cúng tổ tiên, thần thánh, sự mời mọc diễn ra liên tục suốt cả bữa cỗ, gần như là mỗi lần gắp là một câu hát thường dang, bọ mẹng, hát ví, mo, kể chuyện tình... làm bữa ăn thêm hoan hỉ, đem lại niềm vui cho các thành viên trong gia đình. Tất cả đều thể hiện một ước vọng mong muốn một năm mới nhiều hạnh phúc và may mắn cho mọi người. như những người miền xuôi, tập tục cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên luôn được chú trọng và thiêng liêng, thẹo họ ông bà sẽ về ăn tết cùng, chủ yếu là làm nông nên tục lệ là cho trâu ăn vào sáng ngày đầu năm mới, Trong những ngày Tết, người Mường còn có một phong tục đặc sắc mà họ lưu giữ được là hát sắc bùa. Đây là một thể loại hát chúc tụng năm mới. Ngày mùng 1, mùng 2, trẻ con Mường dắt nhau đi hàng đàn, đánh cồng rộn ràng, miệng hát sắc bùa. Đi qua nhà nào thì nhà ấy mở cửa cho trẻ ít tiền hoặc bánh. Trong ngày xuân, hội cồng Mường là hội không thể thiếu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét