Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

NHỮNG CÁI LỢI VÀ HẠI KHI DÙNG NHÂN SÂM TƯƠI HÀN QUỐC

Từ xa xưa, nhân sâm tươi Hàn Quốc được xem là một thảo dược vô cùng quý giá. Theo y học cổ truyền, nhân sâm giúp đại bổ nguyên khí, bổ ngũ tạng. Ngày nay, khi xã hội phát triển và nhu cầu tiêu dùng của con người cũng nâng cao, nhân sâm tươi trở thành sản phẩm không còn xa lạ với mỗi chúng ta.
Dù nó mang đến những lợi ích cho sức khỏe con người nhưng bên cạnh đó nếu ko biết cách sử dụng hay sử dụng nhân sâm quá liều thì cũng nguy hại cho chính sức khỏe của chúng ta. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về công dụng cũng như tác dụng phụ của nhân sâm, mời bạn cùng theo dõi.
Nghiên cứu cho thấy nhân sâm có hiệu quả trong việc duy trì và khôi phục khả năng của tế bào và do đó có thể được coi là có thể làm chậm quá trình lão hóa. Nhân sâm là một “adaptogen” hỗ trợ chức năng của cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp giảm căng thẳng và stress
Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận một số tác dụng của nhân sâm:
– Giảm ngộ độc rượu: vì làm giảm sự hấp thu qua dạ dày, nhân sâm giúp máu không hấp thu cồn.
– Phòng bệnh Alzheimer: nhân sâm giúp cải thiện trí nhớ và hành vi. Nên phối hợp với Bạch quả để gia tăng tác dụng.
– Giảm đau do ung thư: nhân sâm có tác dụng giống như nhóm opioid (tương tự morphine) giúp giảm đau nhanh.
– Phòng bệnh tim mạch, huyết áp và tiểu đường: nhân sâm giúp giảm cholesterol có hại và tăng cholesterol có lợi, làm hạ lượng đường trong máu (týp 2)
– Trong đời sống tình dục: nhân sâm giúp tăng kích thước của cơ quan sinh dục và tăng lượng tinh trùng, nhờ đó chữa được chứng rối loạn cương ở nam giới.
– Chống bệnh tật: tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống bệnh tật và nhiễm trùng.
– Chữa rối loạn tiền mãn kinh: nhân sâm điều hòa cảm xúc và tác động này gia tăng khi phối hợp các vitamin và khoáng tố.
– Chống stress: nhân sâm hàn quốc làm giảm căng thẳng thần kinh, lo âu và chống trầm cảm.
Tuy nhiên nhân sâm hàn quốc cũng có những tác dụng phụ:
khi dùng lâu dài, không đúng liều lượng và không đúng chỉ định có thể khiến huyết áp tăng đột ngột, người run rẩy, đau đầu, mất ngủ, xuất huyết. Với những người có bệnh tim mạch hoặc đang dùng Digoxin, nhân sâm có thể làm sai lệch các kết quả xét nghiệm máu. Các hoạt chất saponosid trong nhân sâm có tính gây phá huyết, làm vỡ hồng cầu, gây chảy máu, vì vậy không nên dùng chung với các thuốc như Aspirin, Warfarin, Coumarine, các thuốc làm hạ đường huyết như insulin, các thuốc giảm đau hạ sốt như ibuprofen (Advil), naproxen (Aleve).
Không nên sử dụng cho thai phụ, người bị cao huyết áp, người bị lạnh bụng, tiêu chảy hoặc những người đang uống thuốc điều trị bệnh tâm thần. Những nghiên cứu gần đây trên phụ nữ cho thấy nhân sâm gây hiệu ứng tương tự estrogen do kích thích các hormone và các hóa chất khác có liên quan. Vài kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhân sâm làm tăng sinh các tế bào ung thư vú nên khi dùng phải hết sức thận trọng.
Liều dùng: 1- 2g củ tươi, 0,6-2g rễ khô, hoặc 200-600mg dạng bột hoặc dịch chiết xuất từ nhân sâm, 1-2 gói dạng trà sâm, hoặc lấy 1,5g rễ nhân sâm khô đun sôi trong 100ml nước khoảng 5-10 phút, lọc bỏ xác, có thể pha thêm mật ong hoặc các thảo dược khác để mùi vị hấp dẫn hơn, dùng dạng ngậm, ngâm rượu (ngày 5ml, chia 3 lần) hoặc hấp cơm. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ dùng trong hai tuần rồi nghỉ hai tuần.Để chữa rối loạn cương, người ta còn bôi trực tiếp nhân sâm lên dương vật.
Thuốc bổ có nhiều loại nên chúng ta phải biết dùng sao cho thật hiệu quả, không nhất thiết phải mua loại đắt tiền. Nhiều người phối hợp nhân sâm và vi cá để ăn cho thật bổ dưỡng và mau khỏe, nhưng cũng cần chú ý đến thể trạng, tuổi tác, cơ địa của từng người và dùng liều lượng sao cho thích hợp. Điều quan trọng cần ghi nhớ: “thuốc là con dao hai lưỡi”, có tác dụng tốt vừa có hại, nên chúng ta phải tham khảo ý kiến của các thầy thuốc chứ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc hay thức ăn bổ dưỡng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét